Bộ Ấm Trà Đạo: Chén Sứ Cao Cấp {Giá Tốt 2023}
Thưởng thức trà đạo cũng là một môn nghệ thuật, đòi hỏi cả người pha trà và người thưởng trà đều dùng cả tâm hồn để cảm nhận. Để giữ nguyên hương vị của lá trà người sành trà đều chọn cho mình một bộ ấm trà đạo chất lượng. Hãy cùng Vietclay tìm hiểu về văn hóa thưởng thức trà đạo và cách chọn bộ ấm trà đạo để bầu bạn nhé !
1. Bàn luận về Trà Đạo
1.1. Lịch sử của Trà Đạo
Trà đạo được biết đến rộng rãi như một môn nghệ thuật thưởng trà trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Nhưng thực tế trà đạo bắt đầu sớm nhất tại Trung Quốc.
Theo dòng lịch sử, ngay từ thế kỷ VIII, giới quý tộc đã sử dụng trà phổ biến và thường có các cuộc thi đoán trà. Giữa lúc ấy, có vị cao tăng là Murata Jukō đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị, bình yên trong văn hóa uống trà khi đến Trung Quốc.Trà đạo ra đời như thế.
Tương truyền rằng vào cuối thế kỷ XII có vị cao tăng là thiền sư Myōan Eisai hay còn được gọi là Minh Am Vinh Tây đã đến Trung Quốc để tham vấn học đạo. Sau này khi về nước, ngài đã mang 1 số hạt trà và gieo trồng tại sân chùa. Bắt đầu từ đây trà đạo được phát triển và được biết đến như nghệ thuật thưởng trà.
Đến thế kỷ XVI trà đạo mới thật sự phát triển và nổi lên như một văn hóa trong giới Samurai Nhật Bản.
1.2. Nét đẹp tinh hoa của trà đạo
Thưởng thức trà đạo cũng như một môn nghệ thuật, cảm nhận trà đạo cũng như cảm nhận hỷ, nộ, ái, ố của đời người. Bởi có những loại trà lúc đầu rất ngọt ngào, như quấn quýt nơi đầu lưỡi, sau lại đắng chát, nhưng cũng khiến người ta không thể quên được dư vị đọng lại nơi cuống họng, cuối cùng hương thơm còn đọng lại nơi cánh mũi phảng phất, lưu luyến. Để giữ lại toàn bộ hương vị của lá trà tuyệt hảo, một phần chính bởi ấm trà đạo và các chiếc chén sứ cao cấp .
1.3. Cách thưởng thức trà đạo
🌙 Không gian
Nhắc đến trà đạo là nhắc đến môn nghệ thuật đầy tinh tế mang lại cho con người ta sự thanh bình, khoan khoái, nhẹ nhàng. Vì vậy không gian thưởng trà của các trà nhân thường rất đơn giản mà chú trọng vào tinh thần của nó nhiều hơn. Uống trà để tu tâm dưỡng tính, để tìm bình yên trong tâm hồn, bởi vậy một buổi trà đạo thành công là cả người pha trà và người thưởng trà đều thấy an yên.
🌙 Trà cụ
Thưởng trà là thú vui tao nhã, dù thưởng một mình hay cùng bạn trà thì cũng giúp chúng ta bình tâm, thư thái. Trà nhân có câu:” nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ ấm, ngũ quần anh”.
- Nhất thủy: Yếu tố đầu tiên để có ấm trà đạo ngon là nước pha.
- Nhì trà: Trà ngon là những búp trà được hái khi còn đọng sương sớm.
- Tam bôi: Chén thưởng trà thường là các loại chén sứ cao cấp để giữ trọn hương vị của lá trà
- Tứ ấm: Ấm trà có nhiều loại nhưng người sành trà thường chọn ấm trà đạo gốm sứ để giữ nhiệt, giữ hương trà.
- Ngũ quần anh: Tìm được bạn trà không phải việc đơn giản, bởi ta tìm người yêu trà, thấu hiểu vị trà.
2. Cách chọn bộ ấm trà đạo
2.1 Chất liệu
Để giữ được từ hương đầu cho đến vị cuối của lá trà, các trà nhân đều có bộ ấm trà đạo được coi như tri kỷ. Vậy chất liệu nào khiến các nghệ nhân tin tưởng chọn dùng? Đó là bộ ấm trà đạo gốm sứ, bởi nó giữ được vị ngọt ngào nhưng cũng thanh đạm của từng lá trà. Ấm thủy tinh hay ấm sứ thông thường không lưu giữ được hương vị và nhiệt độ tốt như ấm trà đạo gốm sứ. Thành ấm khá dày dạy, khi rót trà đảm bảo nhiệt độ phù hợp, không bị bỏng, chén sứ cao cấp giúp giữ nhiệt và lưu hương vị cho đến khi trà nhân thưởng trà🌙 Kiểu dáng
2.2 Kiểu dáng
Tùy mắt thẩm mỹ của mỗi người mà chọn bộ ấm trà đạo khác nhau. Tuy nhiên các dáng ấm trà đạo, chén sứ cao cấp đơn giản, truyền thống vẫn được các trà nhân ưa chuộng hơn các bộ ấm trà đạo có nhiều hoa văn và chi tiết phức tạp.
Một trong những địa điểm uy tín mà trà nhân lựa chọn bộ ấm trà đạo tại Hà Nội là Vietclay- 29 Nhà Chung, giá cả rất hợp lý và chất lượng luôn luôn được ưu tiên hàng đầu.
2.3 Bộ ấm trà đạo cơ bản gồm những gì ?
Hiện nay có thêm khá nhiều trà cụ, giúp giữ hương vị lá trà ở trạng thái hoàn hảo nhất. Tuy nhiên bộ ấm trà đạo cơ bản gồm các trà cụ sau :
- Ấm trà: Bất cứ ai thưởng trà đều biết đến ấm trà đạo. Ấm trà đạo tốt là vỏ ấm phải cứng, cầm nặng tay, khi gõ nhẹ phát ra âm thanh trong trẻo.
- Chén trà: chén trà đạo nên chọn các chén sứ cao cấp để khi rót trà, dù có để lâu đàm đạo thì vị trà vẫn đậm đà, hương trà vẫn quấn quýt.
- Chén tống: chén tống là chén có dung tích lớn, dùng để lấy nước từ ấm sau mỗi lần hãm trà trước khi chia cho các chén nhỏ. Giúp nước trà đều hơn và giảm nhiệt độ, tránh gây bỏng khi uống.
3. Nghệ thuật thưởng trà đạo tại Việt Nam.
Văn hóa uống trà của người Việt đã có từ rất lâu đời, chỉ biết rằng cùng với miếng trầu, lá cau đã thành một nếp văn hóa sinh hoạt vô cùng độc đáo của dân tộc.
Mặc dù suốt 1000 năm bị phương Bắc đô hộ nhưng vẫn có nét đặc trưng và khác biệt với văn hóa trà Trung Quốc hay trà đạo Nhật Bản.
Phong cách thưởng trà của người Việt mộc mạc, đơn giản mà gần gũi, thắm đượm tình nghĩa anh em, bà con, xóm làng. Mời nhau chén trà rồi bình tâm ngồi đàm đạo, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự hay đơn giản là giải lao, cùng nhau nói chuyện vui cùng chén trà sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Hoặc đơn giản hơn chỉ là độc trà, một mình thả hồn, phiêu du vào thiên nhiên mà không màng thế sự như Doanh nhân văn hóa thế giới - cụ Nguyễn Trãi đã từng nói:
“ Bao giờ dưới núi làm nhà
Nước khe gối đá pha trà ngủ say. “
Hiện nay, thế kỷ XXI đầy hội nhập, chúng ta vẫn giữ gìn nếp văn hóa thưởng trà của bậc tiền nhân, nhưng cũng có rất nhiều đổi mới. Chẳng có bộ ấm, hay chén sứ cao cấp, mà chỉ đơn giản 1 ly trà đá cùng đĩa hướng dương, quây quần cùng bạn bè, nói chuyện trên trời dưới đất, ấy thế mà lại rất thú vị.
Kết: Theo dòng lịch sử, trà đạo cũng đã thay đổi rất nhiều để phù hợp với thời đại. Từ giới quý tộc đến thường dân, từ cầu kỳ, văn hoa đến đơn giản, gần gũi, nhưng chung quy lại đây là một nét truyền thống văn hóa đẹp, hiện vẫn đang tồn tại và phát triển.
Đối diện cuộc sống hiện đại, khi có áp lực, mệt mỏi, nhiều người lựa chọn về với trà đạo để tìm lại an nhiên trong tâm hồn, cũng có người chỉ cần cốc trà đá đơn giản ngồi nói chuyện với bạn bè để quên hết phiền não. Nhưng dù thế nào chúng ta cũng đang góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa ngàn đời ông cha để lại.
4. FAQs về trà đạo
4.1 Đức tính của nghệ thuật trà đạo là gì?
Trà đạo có những đức tính được xem như tinh thần mấu chốt đó là “ Hòa, Kính, Thanh, Tịnh”:
- Hòa: hòa có nghĩa là “ hòa đồng”,” hòa điệu”, hòa nhã”, đến với trà đạo ta nên thể hiện sự hòa nhã, lễ độ, cùng nhau hòa điệu để chia sẻ, cảm thông.
- Kính: kính có nghĩa là ”cung kính”, “ thành kính”, “ lễ kính”, trong trà đạo thể hiện qua hành vi kính quý, kính trọng, thay lời cảm ơn của con người đến con người và vạn vật.
- Thanh: thanh có nghĩa là”trong sạch”, thể hiện nếu trà nhân lắng tâm yên tĩnh, tâm sẽ thanh tịnh
- Tịch: tịch có nghĩa là” tĩnh lặng”, “ nhẫn nại” khiến tâm trong sạch, để nhận ra tương quan giữa con người với thế giới xung quanh một cách trí tuệ nhất
4.2 Cách thưởng thức chén trà
Để có một chén trà ngon, mang hương vị riêng, đậm đà và ngọt chát đúng điệu, cần sự hòa quyện giữa trà và người nghệ nhân pha trà. Và 1 phần không nhỏ được góp sức bởi những chiếc chén sứ cao cấp để giữ nguyên hương vị của lá trà.
Thưởng trà cần từ tốn, cảm nhận từng ngụm nhỏ, không chỉ cảm nhận hương vị mà còn cảm nhận con người, không gian xung quanh. Đặc biệt cảm nhận sự tinh tế từ đôi bàn tay nghệ nhân pha trà.