Shop Đồ Gốm Nhật Bản: Đồ Sứ Cao Cấp {Mới 2023}
Nhắc đến Nhật Bản, ngoài những món ăn làm nên tên tuổi cho nền Ẩm Thực của quốc gia này, thì có một nền văn hóa đã được hình thành từ rất lâu đời, đó chính là những làng nghề gốm sứ Nhật Bản. Gốm sứ cao cấp Nhật - được mệnh danh là một nét đẹp văn hoá truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Hãy cùng gốm sứ Vietclay tìm hiểu về đồ gốm sứ Nhật Bản cao cấp trong bài viết sau đây.
1. Lịch sử phát triển của gốm sứ Nhật Bản:
Nền văn minh Gốm sứ cao cấp Nhật Bản được hình thành từ rất lâu đời khoảng 10.000 năm trước công nguyên. Một trong những lý do khiến cho gốm sứ Nhật Bản phát triển là vì nghệ thuật trà đạo truyền thống đòi hỏi sự trang trọng, chỉnh chu trong việc sử dụng bình trà và ly cốc.
1.1 Giới thiệu đôi nét về nghệ thuật uống trà hay còn gọi là “trà đạo” của Nhật Bản
Người Nhật từ xưa đến nay đều được biết đến với những nếp sống vô cùng văn minh, khoa học. Họ luôn tỉ mỉ, kiên trì trong từng việc làm và nếp sinh hoạt hàng ngày, đề cao sức khoẻ con người là trên hết. Chính vì thế, các nét đặc trưng văn hoá của quốc gia này cũng xoay xung quanh cuộc sống lành mạnh đó, một trong những thú vui tao nhã của người Nhật là nghệ thuật thưởng trà.
Văn hoá trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn thuần là thưởng thức một tách trà ngon, nếu chỉ vậy thôi thì chưa đủ để cảm nhận nét văn hoá này. Người Nhật Bản rất thích uống trà, đi kèm với đó là sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng công đoạn. Trong trà đạo công đoạn chọn trà là quan trọng nhất, tiếp đến là chọn tách, ly để thưởng thức cũng rất kỹ lưỡng không kém. Chính vì vậy, để lựa chọn được những bộ ấm chén từ đồ gốm sứ Nhật cao cấp dùng trong trà đạo cần có sự tinh tế, sang trọng và hài hòa.
Người Nhật có niềm yêu thích những vật phẩm được làm từ đất sét, nó mang đến cảm giác nhẹ nhàng, lắng đọng, cổ điển có chút phần thô sơ gợi cảm giác giao thoa giữa trời và đất. Thiêng liêng vô cùng!
Đồ gốm sứ Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào thế kỷ thứ IV, sau đó đến thế kỷ thứ XVII Nhật Bản đã dần phát triển ngành công nghiệp gốm sứ và biến nó trở thành nét văn hoá riêng và đặc trưng cho quốc gia này.
Đến nay, ngành công nghiệp gốm sứ Nhật Bản đã từng bước, từng bước phát triển không chỉ ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nữa mà vươn tầm ra thế giới, đặc biệt là ở Châu Á.
1.2 Nét đặc trưng riêng biệt của đồ Gốm Nhật:
Chất liệu gốm luôn cho ta cảm giác cổ điển, tinh tế. Cầm vật phẩm làm bằng gốm trên tay cảm giác như chìm vào bầu không gian của sự tĩnh lặng, ký ức lịch sử hào hùng hiện ra trong tiềm thức. Bởi vậy, nét đẹp của gốm mang lại sự hoài niệm, trầm sâu. Đồ gốm Nhật Bản cũng không phải là một ngoại lệ, nhẹ nhàng chiếm lấy trái tim của những người yêu nghệ thuật.
Đồ Gốm Nhật đều được làm thủ công, những nét hoa văn in trên vật phẩm đều chất chứa trong đó sự tâm huyết, tỉ mỉ của người thợ thủ công. Gốm Nhật mộc mạc, chìm sâu gây ấn tượng mạnh với các vị khách.
Gốm Nhật Bản được chia làm 2 thái cực khác nhau:
-
Trường phái đơn giản: được làm bằng đất nung, có màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng. Đa số là màu của đất nung được giữ lại. Loại này dành cho các vị khách yêu thích sự cổ điển, nguyên bản thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp tinh tuý trong từng vật phẩm.
-
Trường phái sang trọng: hầu hết được làm bằng sứ, được chạm khắc hoa văn cầu kỳ và phức tạp giống như một bức tranh được vẽ vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo. Dành cho những ai yêu thích sự mới mẻ, cầu kỳ, độc lạ, phá cách. Xen lẫn giữa nét đẹp nguyên bản, cổ điển với nét đẹp hiện đại, hợp thời.
Dù ở trường phái nào thì đồ gốm Nhật luôn có nét đẹp cho riêng mình, một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, cổ điển pha thêm chút hiện đại không bị lẫn tạp bởi những văn hoá khác, vẫn mang đậm bản sắc của Xứ Sở Hoa Anh Đào. Một nét đẹp tiềm ẩn!
2. Vị trí của gốm Nhật ở thị trường Việt Nam
Gốm Nhật Bản ở Việt Nam có vị trí nhất định trong thị trường Gốm Việt Nam, điển hình là cơ sở chuyên sản xuất gốm sứ cao cấp Vietclay. Không sầm uất, tráng lệ nhưng luôn nhẹ nhàng, biết chọn lối đi vào tim của những người yêu nghệ thuật nói chung và yêu đồ gốm Nhật nói riêng. Từ những vị khách khó tính nhất đều phải siêu lòng với nét đẹp đặc trưng của những vật phẩm làm từ gốm Nhật.
Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều các shop đồ Gốm Nhật, từ những mặt hàng Gốm sứ cao cấp Nhật Bản đến những dòng gốm Nhật thông thường đều dễ dàng tiếp cận đến các vị khách khác nhau. Kiểu dáng phong phú, mẫu mã trang trọng thu hút những người yêu nghệ thuật, kèm với đó là những mức giá khác nhau để bất cứ vị khách nào đều có cơ hội sở hữu, sưu tầm.
Mặt hàng này ngày càng phát triển và trở nên thịnh hành hơn, rất nhiều cửa hàng, triển lãm Gốm Nhật được mở ra ở nhiều vị trí địa lý khác nhau để những người đam mê cái đẹp có thể tìm kiếm, mua bán trao đổi, hay chỉ đơn giản là thưởng thức vẻ đẹp độc đáo này một cách dễ dàng. Hãy đến với Vietclay cơ sở chuyên sản xuất và nhập khẩu gốm sứ uy tín và chất lượng, sẽ giúp quý khách lựa chọn được những sản phẩm gốm sứ phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.
3. FAQs Gốm Nhật
3.1 Một số ấm trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và rất đa dạng, phong phú, vì vậy ấm trà đạo Nhật có rất nhiều loại:
- Ấm trà không tay cầm - Houhin: Ấm trà không có tay cầm, tuy nhiên chúng có bộ lọc bên trong được gọi là Houhin trong tiếng Nhật.
- Shoboridashi - Ấm trà không tay cầm, không có bộ lọc: Đây là loại ấm được thiết kế để pha trà xanh cao cấp cũng như các loại trà dùng nước ở nhiệt độ thấp để pha.
- Kyusu - ấm trà tay cầm bên: Tay cầm và vòi được đặt một góc 90° hoặc nhỏ hơn. Kích thước phổ biến nhất là dung tích 250-330 ml.
- Teapot - Ấm trà tay cầm phía sau: Ở Nhật Bản, những chiếc ấm có quai sau được làm thủ công không được sản xuất nhiều, đặc biệt là những chiếc ấm có kích thước nhỏ.
- Dobin - Ấm trà có tay cầm ở trên: Những chiếc ấm có tay cầm trên cùng rất mộc mạc những cũng tinh tế. Chất liệu của tay cầm có thể là mây, tre, kim loại hoặc cùng chất liệu với thân của nó.
3.2 Cửa hàng gốm Nhật nào uy tín?
Nếu bạn đang phân vân không biết đâu là địa chỉ cung cấp gốm Nhật uy tín thì có thể tham khảo 1 số địa điểm sau đây
- Vietclay (10b ngõ 695 Bạch Đằng, Hà Nội): Với nhiều sản phẩm gốm chất lượng và đẹp mắt, chắc chắn đây là nơi bạn nên ghé đến.
- Totto Chan - Gốm sứ Nhật Bản (Ngõ 203 Chùa Bộc, Hà Nội): nguồn cảm hứng đáng yêu từ cuốn sách “Totto - chan cô bé bên cửa sổ", với những sản phẩm nhỏ xinh dễ thương.
- Cerender (11A Tràng Thi, Hà Nội): tại đây có nhiều sản phẩm thủ công, phụ kiện trang trí xinh xắn.